Thư viện ảnh
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2
Hôm qua : 5
Tháng 11 : 101
Tháng trước : 131
Năm 2024 : 1.856
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tăng cường các hoạt động tuyên truyền cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo qua mạng

Thời gian gần đây, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng diễn biến phức tạp. Để đấu tranh phòng, chống có hiệu quả đối với loại tội phạm này, cùng với sự vào cuộc quyết liệt từ ngành chức năng, mỗi người dân cần nâng cao cảnh giác, sử dụng mạng xã hội một cách thông minh, an toàn, nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động bảo vệ chính mình để không trở thành nạn nhân của đối tượng lừa đảo.

ảnh minh hoạ.

Các hình thức lừa đảo như: Giả mạo thương hiệu của các tổ chức để gửi tin nhắn SMS lừa đảo cho nạn nhân. Giả mạo các trang web/blog chính thống (giao diện, địa chỉ tên miền/đường dẫn,…) tạo uy tín lừa nạn nhân, thu thập thông tin cá nhân của người dân. Chiếm quyền sử dụng các tài khoản mạng xã hội (Zalo, Facebook, Tiktok…) để tiến hành gửi tin nhắn lừa đảo cho bạn bè người thân nhằm chiếm quyền tài khoản, lấy cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản, bôi nhọ danh dự, tống tiền.

Các ứng dụng, quảng cáo tín dụng đen xuất hiện trên các trang web, gửi tràn lan qua các kênh thư điện tử rác, tin nhắn SMS, mạng xã hội Facebook, Telegram, Zalo. Nạn nhân sẽ biến thành những con nợ trong khi chính nạn nhân cũng không biết. Ngoài ra còn có các hình thức lừa đảo kết hợp khác.

Xem văn bản số 2307/UBND- VP ngày 12/8/2024 của UBND huyện Chợ Đồn về các phương thức, thủ đoạn tống tiền, lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức cắt, ghép hình ảnh cá nhân tại đây:

VB chỉ đạo.pdf

Bên cạnh đó, còn có thủ đoạn như các đối tượng tìm kiếm thông tin, hình ảnh, số điện thoại của nạn nhân ( chủ yếu là nam giới, có điều kiện kinh tế, địa vị xã hội) từ nhiều nguồn khác nhau và tiến hành cắt ghép hình ảnh khuon mặt của nạn nhân vào các hình ảnh được cắt ra từ các Clip có nội dung nhạy cảm ở các nhà nghỉ, khách sạn,..Sau đó, đối tượng giả danh là thám tử tư gọi điện thoại thông báo nạn nhân về việc đối tượng phát hiện nạn nhân có mối quan hệ bất chính với những người phụ nữ khác, đồng thời gửi cho nạn nhân các hình ảnh “nhạy cảm” đã chỉnh sửa, cắt ghép với khuôn mặt của nhân, sau đó đối tượng yêu cầu nạn nhân phải chuyển một khoản tiền điện tử ( USDT) vào ví điện tử của chúng để không bị đăng lên mạng xã hội,….

Ngoài ra, còn có các thủ đoạn mà các đối tượng sử dụng hiện nay là lừa gạt tình cảm, sau đó, dùng các hình ảnh nhạy cảm của trẻ để đe dọa, tống tiền. Nhiều trẻ sau khi rơi vào bẫy online (trực tuyến), đe dọa đến cuộc sống, thậm chí là tính mạng, sức khỏe tinh thần nhưng lại không có chỗ dựa để chia sẻ, không được tư vấn, hỗ trợ kịp thời từ chính gia đình và cộng đồng.

Xem Văn bản số 2279/UBND-VP của UBND huyện về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống xâm hại trẻ em trên không gian mạng tại đây:

truyên truyền 1.pdf

Bộ Công an và Cục An toàn Thông tin (Bộ TT-TT) khuyến cáo ba kỹ năng cơ bản để bảo đảm an toàn thông tin cá nhân gồm: Hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân của mình trên mạng.Thiết lập mật khẩu an toàn và 2 lớp. Chủ động tìm hiểu về các mối đe dọa từ không gian mạng./.


Nguồn:Cổng thông tin điện tử huyện Chợ Đồn Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Văn bản mới
Thăm dò ý kiến
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử:
Danh sách website các đơn vị